Please use this identifier to cite or link to this item: http://lib.uet.vnu.edu.vn/handle/123456789/1095
Title: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất của vật liệu nano đa pha sắt điện/sắt từ - CoFe2O4/ BaTiO3
Authors: Nguyễn, Thị Minh Hồng
Hồ, Thị Anh
Nguyễn, Ngọc Huyền
Keywords: Vật lý kỹ thuật
Issue Date: 2020
Abstract: Luận văn đã đạt được các kết quả sau: 1 – Chế tạo thành công vật liệu sắt từ CoFe2O4 bằng phương pháp thủy nhiệt. Các yếu tố ảnh hưởng như tỷ lệ mol Co2+:Fe3+, thời gian phản ứng và nhiệt độ phản ứng đã được nghiên cứu để tìm điều kiện đạt được chất lượng mẫu tốt. Điều kiện tối ưu để chế tạo vật liệu CoFe2O4 là tỷ lệ mol Co2+:Fe3+ = 1:2,2; mẫu được xử lý nhiệt ở 150℃, trong thời gian 2 giờ. Vật liệu đã chế tạo CoFe2O4 kết tinh tốt, có cấu trúc lập phương tâm mặt với nhóm đối xứng Fd3m. Các hạt CoFe2O4 hình cầu, khá đồng đều với kích thước từ 13-18nm. Vật liệu đã chế tạo có từ tính với từ độ bão hòa Ms = 58,86 emu/g, từ dư Mr = 16,05 emu/g và lực kháng từ Hc = 633,85 G. 2 – Chế tạo thành công vật liệu sắt điện BTO được chế tạo với tỉ lệ mol Ba2+/Ti3+ = 1,6; nhiệt độ thủy nhiệt ở 150 oC trong thời gian 7 giờ cho cấu trúc tinh thể dạng tứ giác với nhóm đối xứng P4mm. Các hạt tạo thành có dạng hình cầu, đồng đều, biên hạt rõ ràng, kích thước hạt dao động khoảng từ 50 – 80nm. 3 – Chế tạo thành công vật liệu đa pha sắt tổ hợp CoFe2O4/BaTiO3 bằng phương pháp thủy nhiệt. Tiến hành khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ khối lượng CoFe2O4 : BaTiO3 đến tính chất từ và tính chất điện của vật liệu đa pha sắt tổ hợp. Các kết quả về vật liệu đa pha này như sau: - Cấu trúc tinh thể: tất cả các mẫu vật liệu đa pha sắt tổ hợp đều kết tinh tốt, mẫu chế tạođơn pha, đều có sự xuất hiện của cả 2 pha CoFe2O4 và BaTiO3. - Cấu trúc vi mô: ảnh chụp FE-SEM của các mẫu vật liệu đa pha sắt tổ hợp CoFe2O4/BaTiO3 cho thấy khi tỷ lệ khối lượng của CoFe2O4 bằng 20%, 30% khối lượng BaTiO3 các hạt tạo thành có dạng hình cầu, khá đồng đều. Trong khi đó thì tỷ lệ khối lượng của CoFe2O4 tăng lên là 40%, 50% và 60% thì các hạt tạo thành trở nên không đồng đều. Chúng có xu hướng hút nhau (do CoFe2O4 có từ tính) tạo thành các đám hạt. - Tính chất sắt từ: các mẫu vật liệu đa pha sắt tổ hợp CoFe2O4/BaTiO3 đều có tính chất từ. Kết quả đo tính chất từ của các mẫu này cho thấy: khi tăng tỷ lệ khối lượng của CoFe2O4 trong hợp chất đa pha thì tính chất từ của vật liệu đa pha sắt tổ hợp có xu hướng tăng lên (do CoFe2O4 là vật liệu sắt từ). Đối với mẫu đa pha với tỷ lệ khối lượng CoFe2O4 bằng 60% khối lượng BaTiO3 cho Ms cao nhất đạt 22,97 emu/g. - Tính chất sắt điện: các mẫu vật liệu đa pha sắt tổ hợp CoFe2O4/BaTiO3 chế tạo được đều có tính chất sắt điện. Tuy nhiên, đường cong điện trễ của các mẫu này có dạng suy biến (hình vân tay) do các mẫu này có dòng rò lớn. Điều này có thể được giải thích là do sự tồn tại của vật liệu sắt từ CoFe2O4 với độ dẫn lớn. Kết quả nghiên cứu cho thấy mẫu đa pha có tính chất điện tốt nhất (dòng rò nhỏ nhất 0,13 mA) là mẫu có tỷ lệ khối lượng CoFe2O4 bằng 20% khối lượng BaTiO3.
URI: http://lib.uet.vnu.edu.vn/handle/123456789/1095
Appears in Collections:

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LVTS_full.pdf3.57 MBAdobe PDFView/Open


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.